fbpx

Chọn kem chống nắng đi biển thế nào để không làm hại san hô?

Sự kiện san hô bị tẩy trắng ở Nha Trang hai năm trước đã dấy lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng san hô trên toàn thế giới đang bị đe dọa. Và một trong những nguyên nhân gây ra sự kiện này có thể bạn không ngờ tới là HÓA CHẤT CHỐNG NẮNG có trong loại kem chống nắng bạn đang sử dụng. Vậy chọn kem chống nắng đi biển thế nào để không làm hại san hô? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé. 

San hô quan trọng tới mức nào?

Được mệnh danh là “Rừng nhiệt đới của biển”, các rạn san hô là một hệ sinh thái quan trọng cho sự sống dưới nước. Khoảng 25% những loài cá đại dương sống phụ thuộc vào các rạn san hô. Cá và các sinh vật khác trú ẩn, tìm thức ăn, sinh sản và nuôi con non trong nhiều ngóc ngách được hình thành bởi san hô¹.

Cấu trúc lớp đệm của rạn san hô bảo vệ bờ biển khỏi bão và xói mòn. San hô gián tiếp cung cấp việc làm cho người dân địa phương, mang lại các hoạt động giải trí. Đồng thời chúng còn là nguồn cung thực phẩm và thuốc.

Mặc dù giúp ích cho môi trường biển rất nhiều, thật không may, các rạn san hô đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bệnh, động vật ăn thịt và bão là những nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến san hô. Các mối đe dọa khác là do con người gây ra, bao gồm ô nhiễm, khai thác quá mức và biến đổi khí hậu. Trong đó, một nguyên nhân gây ô nhiễm có thể bạn không ngờ tới là kem chống nắng hóa học.

Một khi san hô bị tổn hại, chúng gần như không còn khả năng hỗ trợ các sinh vật sống gần đó, dẫn đến tăng nguy cơ tuyệt chủng với một số loài sinh vật biển. 

Những rạn san hô khỏe mạnh
San hô được mệnh danh là “Rừng nhiệt đới của biển”

Tại sao nên hạn chế dùng kem chống nắng hóa học khi đi biển

Sở dĩ bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên dùng kem chống nắng hóa học khi đi biển vì một số hóa chất trong kem sẽ:

Gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô – Coral Bleaching

Những rạn san hô trắng xóa như những bộ xương khô dưới biển, bạn có bao giờ tự hỏi tại sao lại xảy ra hiện tượng này không? Đây được gọi là “Tẩy trắng san hô – Coral Bleaching” – hiện tượng san hô không còn duy trì được những màu sắc rực rỡ mà chuyển sang một màu trắng xóa.

Một trong những nguyên nhân tẩy trắng san hô có thể bạn không ngờ tới là HÓA CHẤT CHỐNG NẮNG có trong loại kem chống nắng mà bạn đang sử dụng. Oxybenzone – loại hóa chất chống nắng thường thấy trong kem chống nắng hóa học đã được chứng minh gây hại cho san hô ở nồng độ cực thấp (1 giọt trong 15 triệu lít nước). Sau khi hòa vào môi trường biển, Oxybenzone nhanh chóng bám vào các rạn san hô và gây ảnh hưởng theo 2 cách: 

  • Thứ nhất: làm hỏng ADN trong tế bào san hô. San hô trưởng thành không thể sinh sản trong khi ấu trùng san hô bị biến dạng, không thể bám vào đá và hình thành thêm các rạn san hô khác.
  • Thứ hai: san hô non tự bọc mình trong bộ xương của chúng và chết đói.

Không chỉ dừng lại ở đó, Oxybenzone còn làm tăng tốc độ tẩy trắng của san hô. Chúng hấp thụ tia cực tím và “làm nóng” san hô, tăng nhiệt độ lên khoảng 31 – 32 độ C. Nhiệt độ ấm lên khiến san hô căng thẳng sẽ trục xuất tảo cộng sinh (Zooxanthellae) sống trong mô của chúng. Những loài tảo này tạo nên vẻ ngoài sặc sỡ cho san hô và cung cấp thức ăn cho chúng thông qua quá trình quang hợp. Khi các loài tảo này mất đi, san hô không còn duy trì được màu sắc rực rỡ mà dần chuyển sang trắng xóa. San hô sẽ trở nên yếu đi, dễ mắc bệnh hơn và có thể dẫn đến tình trạng chết hàng loạt²

San hô bị tẩy trắng
Hiện tượng tẩy trắng san hô – Coral Bleaching

Ảnh hưởng đến những sinh vật biển khác

Không chỉ gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô, Oxybenzone còn ảnh hưởng đến các sinh vật biển khác, cụ thể như:

  • Tảo xanh: làm giảm sự tăng trưởng và quang hợp. 
  • Trai: gây dị tật ở con non.
  • Nhím biển: làm hỏng hệ thống miễn dịch và sinh sản, đồng thời làm biến dạng con non.
  • Cá: làm giảm khả năng sinh sản, đồng thời gây phát triển đặc tính nữ ở cá đực.
  • Cá heo: tích tụ trong mô và truyền sang con non.

Tuy nhiên, có phải chỉ mỗi Oxybenzone mới là hóa chất chống nắng cần tránh sử dụng? Câu trả lời đang dần được bật mí.

Hóa chất chống nắng & sinh vật biển
Ảnh hưởng của hóa chất chống nắng lên sinh thái biển

Lượng hóa chất chống nắng bao nhiêu thì đủ để gây hại cho san hô?

Oxybenzone, Butylparaben, Octinoxate, 4-Methylbenzylidene Camphor là 4 thành phần chống nắng phổ biến trong kem chống nắng hóa học KHÔNG nên sử dụng. Các chất này đã được chứng minh là có thể tiêu diệt hoặc tẩy trắng san hô với nồng độ cực thấp (chỉ cần 1 giọt hóa chất chống nắng trong lượng nước tương đương với 6,5 bể bơi cỡ Olympic).

Đặc biệt phải nhắc riêng Oxybenzone – 1 phân tử tổng hợp cực kỳ độc hại với san hô, tảo, nhím biển, cá và động vật có vú. 1 giọt chất này trong hơn 15 triệu lít nước cũng đủ gây nguy hiểm cho sinh vật biển³. Với 6.000 – 14.000 tấn kem chống nắng được cuốn trôi ra đại dương mỗi năm (theo Dịch vụ Quản lý vườn Quốc gia – NPS) và Oxybenzone vẫn có mặt trong 13% loại kem chống nắng hóa học trên thị trường, chắc hẳn bạn đã hình dung được những gì mà hệ sinh thái biển đang phải chịu đựng.

Tổng hợp các hóa chất chống nắng cần tránh khi đi biển

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã nêu tên 10 hóa chất chống nắng mà bạn cần tránh khi đi biển, gồm:

  • Oxybenzone
  • Benzophenone-1
  • Benzophenone-8
  • OD-PABA
  • 4-Methylbenzylidene Camphor
  • 3-Benzylidene Camphor
  • nano-Titanium dioxide
  • nano-Zinc oxide
  • Octinoxate
  • Octocrylene

Tuy nhiên, danh sách này không chỉ đơn giản dừng lại ở con số 10, nó vẫn tiếp tục dài ra và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục đánh giá mối đe dọa từ các hóa chất chống nắng. 

>> Tham khảo thêm: Kem chống nắng của bạn có an toàn cho san hô?

Hạt nano và ảnh hưởng của nó tới sinh thái biển

Ngoài hóa chất chống nắng, hạt nano cũng được xem là một trong những nỗi “khiếp sợ” đối với san hô và sinh thái biển. Hạt nano là những hạt nhỏ có kích thước dưới 100nm (nhỏ hơn khoảng 1000 lần so với 1 sợi tóc người), mang các đặc tính mà những hạt kích thước bình thường không có: bền hơn, nhẹ hơn và phản chiếu tốt hơn.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nano, số lượng kem chống nắng có chứa hạt nano đã tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ qua. Các nhà sản xuất thường sử dụng những thành phần chống nắng có kích thước nano để tăng số SPF và cải thiện thẩm mỹ.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lo ngại chính những đặc tính này có thể khiến các hạt nano được sản xuất trở nên nguy hiểm (kể cả Zinc oxide và Titanium Dioxide nano). Khi các hạt nano thải ra môi trường, chúng bị cuốn vào đất, trôi ra đại dương. Vì có kích thước nhỏ nên các hạt này rất dễ bị san hô và các sinh vật biển khác hấp thụ, gây nên một số ảnh hưởng như đã nói ở trên.

Kích thước của hạt nano
Hạt nano là những hạt nhỏ có kích thước dưới 100nm

Các lệnh cấm kem chống nắng hóa học trên thế giới

Đứng trước những ảnh hưởng của hóa chất trong kem chống nắng hóa học lên san hô và môi trường biển, một số quốc gia đã thực hiện lệnh cấm kem chống nắng có chứa một số hóa chất chống nắng gây hại, cụ thể như:

  • Quần đảo Palau – Tây Thái Bình Dương (hiệu lực từ 2020): quốc gia đầu tiên cấm kem chống nắng có hại cho san hô và sinh vật biển. Những kem chống nắng “độc hại cho san hô” được định nghĩa là có chứa một trong 10 hóa chất trong danh sách cấm, và danh sách các hóa chất này vẫn đang ngày một dài ra. Du khách có thể bị tịch thu những tuýp kem chống nắng gây hại cho san hô và các nhà bán lẻ kem chống nắng này sẽ phải đối mặt với mức tiền phạt 1000 USD.
  • Quần đảo Virgin – Hoa Kỳ (hiệu lực từ năm 2020): Lệnh cấm kem chống nắng “Toxic 3 Os” trong đó 3 Os là: Oxybenzone, Octinoxate và Octocrylene.
  • Thái Lan (hiệu lực từ 2021): cấm sử dụng kem chống nắng chứa hóa chất gây hại cho các rạn san hô ở bất kỳ công viên biển quốc gia nào của Thái Lan. Các hóa chất bị cấm bao gồm: Oxybenzone (Benzophenone-3, BP-3), Octinoxate (Ethylhexyl methoxycinnamate), 4-Methylbenzylidene Camphor (4MBC), Butylparaben. Việc mang vào và/hoặc sử dụng các sản phẩm chống nắng có chứa các hóa chất nói trên có thể bị phạt khoảng 3.000 USD.
  • Thành phố Key West – Florida (hiệu lực từ 2021): cấm bán kem chống nắng có chứa hóa chất Oxybenzone và Octinoxate (thông qua bỏ phiếu 6-1).
  • Quần đảo Hawaii – Hoa Kỳ (hiệu lực từ 2021): cấm kem chống nắng có sử dụng Oxybenzone và Octinoxate tương tự như thành phố Key West.
  • Quần đảo Turks & Caicos: không có lệnh cấm đối với một số sản phẩm chống nắng nhất định. Tuy nhiên, Big Blue Unlimited – công ty điều hành tour du lịch hướng dẫn lặn với ống thở, chèo thuyền Kayak và các chuyến du ngoạn mạo hiểm khác quanh các hòn đảo này tuyên bố rằng “CHỈ CHO PHÉP sử dụng kem chống nắng có khả năng phân hủy sinh học 100% trong tất cả các tour. Kem chống nắng không phân hủy sinh học KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG trong các tour của Big Blue”.
10 hóa chất chống nắng cần tránh khi đi biển
Danh sách các hóa chất chống nắng gây hại đang ngày một dài ra

Nên làm gì để chống nắng cho da mà vẫn an toàn cho môi trường biển?

Xuyên suốt bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã nhận ra những nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn của hóa chất chống nắng đối với sức khỏe và môi trường biển. Vậy làm sao để vừa bảo vệ da khỏi tia UV mà vừa an toàn cho hệ sinh thái biển? Câu trả lời là:

Chuyển sang sử dụng kem chống nắng thuần vật lý

Như đã nói ở trên, danh sách các hóa chất chống nắng cần tránh sử dụng không dừng lại ở một con số cố định, nó vẫn đang tiếp tục dài ra. Do đó, kem chống nắng vật lý được xem là một lựa chọn phù hợp để bảo vệ da trước tia UV mà vẫn an toàn với sinh thái biển. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chúng chỉ thực sự an toàn khi Active Ingredients (Những thành phần hoạt tính) có Zinc Oxide.

Khoáng chất chống nắng hiện đã có nhiều thay đổi và cải tiến, tạo ra loại Clear Zinc thế hệ mới. Clear Zinc là cách nói khác của những Zinc Oxide kích thước micro. Chúng liên kết với nhau thành khối phân tử lớn tạo thành kết cấu xốp giống miếng bọt biển. Chính kết cấu này giúp kem ít phản chiếu ánh sáng hơn mà vẫn chống nắng hiệu quả. Và Clear Zinc cũng là khoáng chất chống nắng duy nhất được sử dụng trong các dòng kem chống nắng của Badger.

Hiện nay, nhiều tổ chức như: Nhóm công tác môi trường (EWG), Hiệp hội huấn luyện viên dưới nước chuyên nghiệp (Professional Association of Underwater Instructors), Dịch vụ Quản lý vườn Quốc gia (National Park Service)… đều khuyến nghị sử dụng kem chống nắng vật lý để an toàn cho cả sức khỏe và sinh thái biển. Do đó, bạn nên chọn những tuýp kem chống nắng có nhãn Mineral Sunscreen ở mặt trước sản phẩm, và non-nano hoặc Clear Zinc ở thành phần.

Ưu tiên kem chống nắng dùng các thành phần thiên nhiên

Những hóa chất chống nắng như Oxybenzone, Octinoxate… KHÔNG có khả năng phân hủy sinh học (Biodegradable), cho dù bạn không dùng kem chống nắng hóa học ngoài bãi biển, chúng vẫn có khả năng trôi ra đại dương theo đường thoát nước.

Do đó, bên cạnh việc chọn kem chống nắng vật lý có Active Ingredients an toàn cho san hô, bạn nên xem xét thêm các thành phần khác trong sản phẩm (Inactive Ingredients), ưu tiên các thành phần như: dầu thực vật, vitamin E. Những chất này sẽ giúp quá trình phân hủy sinh học được diễn ra dễ dàng hơn, không ảnh hưởng đến san hô cũng như các sinh vật biển khác. 

Kem chống nắng Badger SPF 40 Sport
Kem chống nắng thân thiện với san hô Badger SPF 40 Sport

Ưu tiên dùng kem chống nắng có khả năng kháng nước

Water Resistant là khả năng cho phép kem chống nắng sẽ lưu lại trên da ướt trong bao lâu, hay nói cách khác là kem sẽ bám trên da trong bao lâu, khi có tiếp xúc với nước.

Khi bạn bơi lội, lướt sóng hoặc có các hoạt động tại bãi biển, lớp chống nắng kháng nước này sẽ bám chắc hơn trên da, người dùng ít phải thoa lại kem chống nắng nhiều lần.Từ đó kem ít bị rửa trôi cũng như hòa vào đại dương, giúp bảo vệ môi trường biển tốt hơn những loại chống nắng không có khả năng này. Tùy vào thời gian hoạt động, bạn có thể chọn kem có khả năng kháng nước 80 phút – Water Resistant 80 hoặc kháng nước 40 phút – Water Resistant 40.

Hiểu đúng về Reef Safe và Reef Friendly trên bao bì sản phẩm

Bạn có thể nhận thấy cả hai thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều bài báo về kem chống nắng và được in trên nhiều nhãn sản phẩm – kể cả Badger. Về cơ bản, cả Reef Safe và Reef Friendly đều có cùng ý nghĩa. 

Nhưng đối với Badger, “Reef Safe” – An toàn cho san hô là một tuyên bố về an toàn sản phẩm cần được chứng minh và cần có bằng chứng khoa học “Sản phẩm đã được thử nghiệm trên san hô sống và không gây hại gì”. Tuy nhiên, không có thử nghiệm tiêu chuẩn nào chứng minh được kem chống nắng an toàn 100% cho san hô.

Do đó, Badger chọn sử dụng thuật ngữ “Reef Friendly” – Thân thiện với rạn san hô trên bao bì sản phẩm, đảm bảo kem chống nắng không chứa bất kỳ thành phần nào được cho là gây hại đến san hô.

Lưu ý: nhiều thương hiệu cho rằng sản phẩm của họ “Reef Friendly” vì chúng không chứa Octinoxate hoặc Oxybenzone. Tuy nhiên, những sản phẩm này có thể chứa các thành phần khác như: Avobenzone, Homosalate, Octisalate và Octocrylene, mà bằng chứng cũng đã cho thấy những thành phần này là mối đe dọa đối với san hô và các sinh vật biển khác. Vì vậy, khi chọn kem chống nắng đi biển, ngoài quan tâm đến nhãn Reef Safe, Reef Friendly, bạn cần đọc hiểu thật kỹ bảng thành phần của chúng. 

Kem chống nắng Badger có an toàn cho biển không?

Tất cả các dòng chống nắng của Badger chỉ sử dụng hoạt chất Clear Zinc và các thành phần hữu cơ, không sử dụng thành phần có hại cho san hô. Nhóm công tác môi trường (EWG), Báo cáo người tiêu dùng (Consumer Reports) cũng như the TODAY show… đều khuyến nghị sử dụng kem chống nắng Badger, vì tính an toàn của chúng với sinh thái biển. Do đó, bạn có thể yên tâm chọn kem chống nắng Badger cho các hoạt động tại bãi biển.

Đừng quên đón đọc thêm nhiều thông tin khác về chống nắng tại chuyên mục Blog của Badger bạn nhé.

>> Tham khảo thêm:


Nguồn tham khảo:

(1): Coral reef ecosystems | National Oceanic and Atmospheric Administration

(2): Sunscreen, coral reef bleaching, and invasive algae

(3): Is Your Sunscreen Killing Coral Reefs? – The Ocean Foundation 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *