fbpx

Cách chọn kem chống nắng phù hợp với loại da & nhu cầu sử dụng

Cách chọn kem chống nắng phù hợp với loại da & nhu cầu sử dụng

Thoa kem chống nắng nhưng da vẫn đen, thậm chí còn bị lên mụn. Bạn có từng trong trường hợp như vậy không? Rất có thể nguyên nhân đến từ việc loại kem chống nắng bạn đang dùng không hợp với tuýp da của bản thân. Mỗi người sẽ sở hữu một loại da khác nhau, cùng xem cách chọn kem chống nắng hợp với loại da và nhu cầu sử dụng trong bài viết dưới đây nhé. 

Hiểu rõ về các loại kem chống nắng hiện có

Hiện nay, hầu hết các loại kem chống nắng trên thị trường được phân thành 3 loại:

  • Kem chống nắng vật lý: sử dụng khoáng chất Zinc Oxide và/hoặc Titan Dioxide. Hoạt động theo cơ chế phản xạ tia sáng, ngăn không cho bức xạ UV xuyên qua da. Do có thành phần khoáng chất nên kem thường tạo vệt trắng khi thoa. Nhưng song song với đó, các khoáng chất này chỉ nằm trên bề mặt, không thấm qua da nên an toàn cho sức khỏe. 
  • Kem chống nắng hóa học: sử dụng kết hợp nhiều hóa chất chống nắng như Tinosorb, Avobenzone, Homosalate… Hoạt động bằng cách hấp thụ bức xạ UV, sau đó chuyển hóa chúng thành nhiệt và giải phóng khỏi cơ thể. Vì được thiết kế để hấp thụ vào da nên lớp finish của kem chống nắng hóa học thường đẹp, ít tạo vệt trắng. Tuy nhiên, chính thiết kế này có thể đưa các hóa chất chống nắng đi vào máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.  
  • Kem chống nắng vật lý lai hóa học: kết hợp cả hai thành phần khoáng chất và hóa học. Khoáng chất phản xạ và phân tán một phần bức xạ cực tím, trong khi thành phần hóa học hấp thụ những bức xạ còn lại, chuyển đổi thành nhiệt và giải phóng khỏi cơ thể. Kem chống nắng lai được xem là tập hợp ưu điểm của hai loại chống nắng trên. Tuy nhiên, nó vẫn được xếp vào dạng hóa học vì có thành phần hóa chất. Điều này đồng nghĩa với việc kem chống nắng lai có thể tác động đến sức khỏe. 

Tùy theo đặc điểm thành phần mà các loại kem chống nắng sẽ có kết cấu riêng, như kem chống nắng vật lý chủ yếu ở dạng kem. Với hai loại còn lại, chúng thường ở dạng sữa, gel hoặc xịt. 

>> Tham khảo thêm: Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học – Bạn hợp với loại nào? 

Những tiêu chí đầu tiên khi chọn kem chống nắng phù hợp

Mỗi người sẽ hợp với mỗi loại kem chống nắng khác nhau, dựa vào tuýp da và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, công dụng chính của kem chống nắng là bảo vệ da khỏi tia UV. Do đó, cho dù bạn thuộc tuýp da nào, loại kem chống nắng bạn dùng cần có những tiêu chí sau:

Chỉ số SPF ở mức khuyến nghị

Con số to nhất được in ở mặt trước bao bì sản phẩm, bạn có biết nó đại diện cho thông tin gì không? Đó là chỉ số SPF (Sun Protect Factor) – thước đo mức độ bảo vệ da khỏi UVB – bức xạ gây cháy nắng, tổn thương da và có thể hình thành ung thư.

Nhiều người thường có xu hướng chọn kem chống nắng với số SPF thực sự cao, như SPF 70 hoặc SPF 100, họ cho rằng thời gian ở dưới nắng sẽ được lâu hơn. Thực tế, đây là một sai lầm, vì theo thang đo SPF, SPF 30 chặn được 97% UVB, SPF 70 là 98,5% và 100 là 99%. Có thể thấy, những SPF cao như 70 hay 100 không mang lại khả năng bảo vệ đáng kể so với SPF 30. Bên cạnh đó, nó còn đồng nghĩa với việc kết hợp rất nhiều hóa chất chống nắng. Những hóa chất này có thể thấm qua da, tồn tại trong máu và gây nên nhiều mối lo ngại cho sức khỏe. 

Vì vậy, cho dù bạn thuộc tuýp da nào, có hoạt động thể thao mạnh hay chỉ đơn giản là đi học, đi làm, picnic nhẹ nhàng, cũng chỉ nên chọn những kem chống nắng có SPF từ 30 – 50, như Badger SPF 30 Active hoặc kem chống nắng chơi thể thao Badger SPF 40 Sport.  

Thang đo bảo vệ của các SPF
Thang đo bảo vệ của các SPF

Khả năng chống nắng phổ rộng

Ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không chỉ một mình bức xạ UVB mà có thêm UVA – tác nhân gây lão hóa và có thể hình thành ung thư da. Vì vậy, khả năng chống nắng phổ rộng là tiêu chí cần có khi chọn kem chống nắng. 

Broad spectrum là thông tin cho biết kem chống nắng có khả năng bảo vệ da khỏi cả UVA và UVB, hay nói cách khác là bảo vệ phổ rộng. Một khi kem chống nắng được dán nhãn Broad Spectrum, khả năng chặn UVA BẮT BUỘC phải bằng ⅓ khả năng chặn UVB. 

Hiện tại, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên dùng kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da an toàn hơn trước ánh mặt trời. 

Hầu hết các loại chống nắng hiện nay đều có khả năng bảo vệ phổ rộng. Tuy nhiên, dải quang phổ của mỗi thành phần chống nắng sẽ khác nhau, như là: 

  • Kem chống nắng hóa học: dùng Benzophenones, Cinnamates, Avobenzone… Tùy vào đặc điểm của từng chất mà sẽ có chất chỉ chặn được UVA hoặc chỉ chặn được UVB, hoặc cũng có thể chặn được cả hai. Nhưng khả năng một chất chặn đồng thời hai tia khá ít và cũng chỉ chặn được đến UVA sóng ngắn. 
  • Kem chống nắng vật lý: dùng đồng thời Zinc Oxide và Titan Dioxide hoặc chỉ cần riêng Zinc Oxide. Vì Zinc Oxide chặn được cả UVA và UVB bước sóng ngắn, dài. Titan Dioxide chỉ có khả năng chặn UVB và gần như không chặn được UVA, đặc biệt là UVA sóng dài. 

Khoáng chất chống nắng Zinc Oxide đã có nhiều cải tiến, tạo ra loại Clear Zinc thế hệ mới, được dùng trong toàn bộ kem chống nắng của Badger. Clear Zinc là những Zinc Oxide kích thước micro liên kết với nhau thành khối phân tử lớn, xốp, không phản chiếu nhiều ánh sáng. Do đó, nó ít làm trắng da như Zinc Oxide thông thường mà vẫn chống nắng hiệu quả. 

Khả năng kháng nước

Mọi tác dụng bảo vệ của kem chống nắng sẽ không duy trì được, nếu không có khả năng kháng nước. Kháng nước – Water Resistant là thông tin cho phép kem chống nắng lưu lại trên da ướt trong khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác là kem chống nắng có hiệu quả trong bao lâu khi da tiếp xúc với nước. 

Trước đây, người ta dùng từ “Waterproof” – Không thấm nước, ngụ ý việc da có thể tiếp xúc nước thoải mái mà không cần bôi lại kem chống nắng. Tuy nhiên, FDA đã không còn cho phép các nhà sản xuất sử dụng thuật ngữ này, mà thay vào đó là “Water Resistant”. Vì thực tế, mọi kem chống nắng khi thoa lên da đều bị mồ hôi hoặc nước làm trôi. 

Hiện tại, kem chống nắng kháng nước thường đi kèm con số 40 hoặc 80, trong đó: 

  • Water Resistant 40: kháng nước bình thường, chống nắng hiệu quả 40 phút trong nước. Thoa lại sau 40 phút nếu tiếp tục các hoạt động có tiếp xúc với nước. Phù hợp với các hoạt động đi làm, đi học, picnic nhẹ nhàng. 
  • Water Resistant 80: kháng nước rất tốt, chống nắng hiệu quả 80 phút phút trong nước. Thoa lại sau 80 phút nếu tiếp tục các hoạt động có tiếp xúc với nước. Phù hợp với các hoạt động thể thao mạnh, đổ mồ hôi nhiều.

An toàn cho sức khỏe và môi trường

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: hóa chất chống nắng – cụ thể là Oxybenzone, gây nên nhiều mối lo ngại về sức khỏe và môi trường. Sau khi thẩm thấu qua da, hóa chất này đi vào máu, làm rối loạn nội tiết, tăng sinh gốc tự do và có nguy cơ hình thành ung thư. Thậm chí sau vài tuần kể từ lần cuối thoa kem chống nắng có Oxybenzone, các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy hóa chất này tồn tại trong máu. Chứng tỏ khả năng thấm sâu nhưng đào thải chậm của Oxybenzone. 

Ở Hoa Kỳ, kem chống nắng thuộc phân loại thuốc không kê đơn (OTC) và chịu sự giám sát của FDA. Điều này đảm bảo người tiêu dùng có thể tiếp cận các sản phẩm chống nắng được quản lý một cách nghiêm ngặt và minh bạch. Hiện tại, FDA chỉ công nhận khoáng chất Zinc Oxide và Titan Dioxide là những thành phần an toànhiệu quả trong kem chống nắng. 

Ở châu Âu và một số quốc gia khác, kem chống nắng được quản lý dưới dạng mỹ phẩm. Vì vậy, nếu bạn mua các sản phẩm chống nắng bên ngoài Hoa Kỳ, cần xem xét thật kỹ bảng thành phần. 

Hóa chất chống nắng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường biển. Chúng không có khả năng phân hủy sinh học (Biodegradable), khi bạn tắm biển hoặc rửa trôi thông qua hệ thống thoát nước, các hóa chất này vẫn tồn tại để ra đến đại dương và làm gián đoạn quá trình sinh sản tự nhiên của san hô. Từ đó gây ra hiện tượng tẩy trắng (bleaching) và ảnh hưởng đến các sinh vật khác. 

Vì vậy, để sử dụng kem chống nắng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, làn da cũng như môi trường, bảng thành phần nên chứa Zinc Oxide. Có thể kết hợp thêm dầu thực vật, tinh dầu và vitamin E.

Những rạn san hô khỏe mạnh
Hóa chất chống nắng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường biển

Không làm cay mắt

Thực chất, mọi loại mỹ phẩm, kể cả kem chống nắng hóa học và vật lý, khi vô tình chạm vào mắt đều gây ra cảm giác đau rát. Nhưng với kem chống nắng hóa học, nó rất dễ trôi khi có tiếp xúc với nước nên dễ chảy vào mắt. Do đó, tình trạng kích ứng thường nghiêm trọng và dễ xảy ra hơn.

Một chất phổ biến trong nhiều loại chống nắng hóa học là Avobenzone, có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với mắt. Mặc dù không dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, nhưng nó lại gây bỏng hóa chất trên bề mặt mắt và gây đau trong vài ngày. Ngoài ra, chất bảo quản hay hương liệu có trong kem chống nắng hóa học đều có thể gây ra cảm giác cay mắt. 

Với kem chống nắng vật lý, tình trạng cay mắt ít khi gặp phải, nếu có chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không để lại tổn thương. Khả năng kích ứng của khoáng chất Zinc Oxide và Titan Dioxide nhẹ, đồng thời chúng bám trên da chắc hơn nên ít xảy ra hiện tượng vô tình chảy vào mắt gây đau. 

Cách chọn kem chống nắng cho từng loại da

Bên cạnh những tiêu chí trên, một loại chống nắng phù hợp với da sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong ngày. Làn da của mỗi người là không giống nhau nên cách chọn kem chống nắng cũng sẽ khác nhau. Để chọn được loại chống nắng phù hợp theo tuýp da, bạn tham khảo các gợi ý sau của Badger nhé.

Cách chọn kem chống nắng cho da khô

Da khô là làn da bị thiếu nước và không đủ dưỡng ẩm, gây nên tình trạng sần sùi, bong tróc và xuất hiện nếp nhăn. Với tuýp da này, những kem chống nắng vật lý nền dầu (oil-based) như Badger sẽ là sự lựa chọn phù hợp, thành phần dầu dưỡng trong kem giúp dưỡng ẩm nhiều hơn, hạn chế thất thoát nước qua da. 

Cách chọn kem chống nắng cho da dầu mụn

Ngược lại với da khô, đặc trưng của da dầu là lúc nào cũng có một lớp dầu bóng loáng trên mặt. Vì tiết quá nhiều dầu và dễ thu hút bụi bẩn, nên những người sở hữu tuýp da này hay gặp tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện hình thành mụn. Họ có xu hướng chọn những kem chống nắng nền nước (water-based) hoặc kem chống nắng hóa học. Kem có khả năng hấp thụ nhanh, kết cấu nhẹ giúp tránh tình trạng da đọng dầu quá mức, tạo cảm giác nhẹ mặt. 

Tuy nhiên, ít ai để ý rằng kem chống nắng hóa học có thể khiến tình trạng dầu mụn nặng nề hơn. Vì nó dễ thấm sâu vào lỗ chân lông nên khó làm sạch. Việc rửa mặt cần nhiều bước hơn làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da mất cân bằng, dễ bị kích ứng và rối loạn tiết dầu. Do đó, kem chống nắng vật lý với cách làm sạch đơn giản vẫn là lựa chọn hợp lý cho da dầu.

Da dầu mụn
Da dầu mụn thường hợp với kem chống nắng hóa học

Cách chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp

Đúng như tên gọi, da hỗn hợp là tuýp da mang đặc điểm của cả da dầu và da khô/da thường. Hầu hết những người thuộc tuýp da này thường bị tiết dầu ở vùng chữ T, và bị khô ở những vùng còn lại. Nhóm này thường thích kem chống nắng lai dạng sữa hoặc dạng gel. Nhưng nhìn chung, có thể xem da hỗn hợp là da khô hoặc da dầu. Vì thế bạn vẫn có thể sử dụng kem chống nắng vật lý.

Chọn kem chống nắng phù hợp cho da thường

Da thường được xem là loại da dễ chăm sóc nhất vì không quá khô hoặc quá dầu. Tuýp da này thích hợp với hầu hết các loại mỹ phẩm, kể cả kem chống nắng vật lý và hóa học. Do đó, nếu sở hữu làn da thường, bạn có thể dựa vào sở thích cá nhân để lựa chọn loại chống nắng phù hợp.

Chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm

Thực tế, da nhạy cảm không thuộc các loại da cơ bản mà là phản ứng cảm giác của cơ thể. Phản ứng này được kích hoạt bởi những vật tiếp xúc và/hoặc yếu tố môi trường. Vì cơ thể dễ bị kích ứng bởi các chất lạ, da nhạy cảm nên chọn sử dụng kem chống nắng vật lý. Kem có các thành phần hữu cơ và khoáng chất, chỉ nằm trên bề mặt da nên sẽ hạn chế tối đa việc gây kích ứng. 

Da nhạy cảm
Kem chống nắng vật lý sẽ hợp với da nhạy cảm

Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với mục đích sử dụng

Nếu không dựa theo tuýp da, bạn có thể dựa vào các hoạt động hàng ngày của bản thân để chọn được loại kem chống nắng phù hợp nhé. 

Với các hoạt động nhẹ nhàng trong ngày

Trong các hoạt động hàng ngày như đi học, đi làm hoặc đi chơi, cả kem chống nắng vật lý và hóa học đều phù hợp để sử dụng. Những hoạt động này không ở dưới nắng quá lâu cũng như không gây đổ mồ hôi nhiều. Vì vậy, bạn có thể chọn loại kem chống nắng phù hợp với tuýp da của bản thân để bảo vệ da khỏi bức xạ cực tím hàng ngày.

Nếu bạn thường làm việc trong môi trường có điều hòa gây khô da, sử dụng kem chống nắng vật lý nền dầu sẽ có lợi hơn. Thành phần dầu dưỡng giúp dưỡng ẩm da tốt hơn, đồng thời khoáng chất chống nắng sẽ bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử hiệu quả hơn.

>> Tham khảo thêm: Kem chống nắng chống ánh sáng xanh – Bảo vệ da tối ưu 

Với hoạt động thể thao mạnh, đổ mồ hôi nhiều

Với những hoạt động đổ nhiều mồ hôi, hoạt động ngoài trời, có tiếp xúc nước, kem chống nắng vật lý với khả năng kháng nước 80 phút (như SPF 40 Sport Badger) sẽ là lựa chọn phù hợp. Vì dạng vật lý không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sinh thái. Đồng thời, khả năng kháng nước lâu cho phép bạn hoạt động dưới nắng lâu hơn. 

>> Tham khảo thêm: Chọn kem chống nắng đi biển thế nào để không làm hại san hô? 

Bóng chuyền bãi biển
Hoạt động thể thao mạnh nên dùng kem chống nắng vật lý với Water Resistant 80

Hướng dẫn thoa kem chống nắng đúng cách, hiệu quả

Theo các chuyên gia, lượng chống nắng lý tưởng để bảo vệ da là 2mg/cm2. Con số này sẽ tương đương với ⅓ muỗng cà phê cho mặt và 30g kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể người trưởng thành. Thực tế, lượng kem này thường quá nhiều và ít khi nào thực hiện được.

Do đó, mỗi lần thoa kem, bạn chỉ lấy một lượng vừa phải, lúc thoa chấm – vỗ – tán đều. Nếu chưa phủ hết, lấy thêm một lượng nhỏ và thao tác lại như trên. Tránh thoa kem quá dày, sẽ gây nặng mặt. Dấu hiệu để biết đã thoa đủ là sau thoa 15 – 30 phút, da không bị đọng dầu hoặc quá trắng. 

Sau khi thoa lớp đầu tiên, bạn có thể thoa thêm một lớp nữa, lặp lại các thao tác trên để tăng khả năng bảo vệ da trước UV. 

Thoa kem chống nắng đúng cách
Chú ý lúc thoa kem chống nắng nên chấm – vỗ – tán đều

Tổng hợp các lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

  • Dùng thử là điều đầu tiên bạn cần làm khi dùng một loại kem chống nắng mới, hay bất kì một sản phẩm nào đó cho cơ thể. Thoa một lượng nhỏ kem lên bắp tay hoặc sau tai và theo dõi phản ứng trong 48 giờ. Nếu không có gì xảy ra, bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài. 
  • Cần thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ít nhất 15 phút để kem ổn định trên da, nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất có thể.
  • Thoa kem ở cả vùng gáy, sau tau, tay, chân, những vùng không được che chắn bởi quần áo.
  • Thoa lại sau mỗi 2 giờ, sau khoảng thời gian kháng nước được khuyến nghị (40 hoặc 80 phút) hoặc sau khi lau khô bằng khăn. 
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, dù cho hôm đó có nắng to hay trời nhiều mây, thời tiết mát mẻ. 

Một số biện pháp bảo vệ da khác

Có một lưu ý mà bạn cần nhớ: kem chống nắng không bảo vệ da khỏi 100% bức xạ UV. Do đó, ngoài việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày, nếu bắt buộc phải ra nắng, bạn nên: 

  • Luôn tìm bóng râm để tránh nắng.
  • Hạn chế ra ngoài trong khung thời gian nắng gắt (từ 10h – 16h).
  • Mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, mang vớ và bao tay, đeo kính râm. Tốt nhất nên chọn những loại quần áo, khẩu trang có chỉ số UPF ( Ultraviolet Protection Factor) từ 30 trở lên để bảo vệ da một cách tốt nhất.

>> Tham khảo thêm: Các câu hỏi về kem chống nắng & kem chống nắng Badger 

Luôn tìm bóng râm để tránh nắng
Luôn tìm bóng râm để tránh nắng

Badger còn rất nhiều bài viết khác về kem chống nắng và các thông tin liên quan, đừng quên ghé xem ngay bạn nhé. 


Nguồn tham khảo:

(1): An Update on Sunscreen Requirements: The Deemed Final Order and the Proposed Order – FDA 

(2): What is Water-Resistant Sunscreen?   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *