fbpx

Chống nắng và lặn biển – Điều bạn cần biết

Chống nắng và lặn biển - Điều bạn cần biết

Mỗi năm, có hàng triệu lượt khách ghé thăm và ngắm nhìn rạn san hô The Great Barrier Reef (Úc) thông qua các tour du lịch lặn biển. Và sau khi rời đi, họ để lại gì cho hệ sinh thái?

Tại sao lặn biển lại liên quan đến sự sống của san hô?

Bạn có nhớ những rạn san hô rực rỡ màu sắc trong phim hoạt hình Finding Nemo không? Những rạn san hô mang màu sắc rực rỡ cùng hệ sinh vật đa dạng xung quanh luôn là điểm ghé thăm yêu thích của nhiều du khách. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy lặn biển có liên quan trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến việc hủy hoại các rạn san hô xinh đẹp này.

Chính những hành động vô tình như giẫm đạp san hô bằng chân vịt, hay cố tình phá vỡ chúng để mang về làm vật kỷ niệm… là nguyên nhân trực tiếp khiến san hô yếu đi, và gần như không còn khả năng sống sót trước các tác nhân khác như: biến đổi khí hậu, nhiễm bệnh… 

Ngoài ra, những hóa chất trong kem chống nắng du khách sử dụng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sự sống của san hô. Oxybenzone và Octinoxate là hai hoạt chất chống nắng phổ biến trong nhiều loại kem hóa học đã được chứng minh là gây hại cho san hô ở nồng độ cực thấp (chỉ cần 1 giọt trong lượng nước tương đương 6,5 bể bơi tiêu chuẩn Olympic).

Sau khi hòa vào môi trường biển, những hóa chất này nhanh chóng bám vào san hô, gây biến dạng, làm hỏng ADN của chúng. Những rạn san hô đã yếu đi do tác động của con người, lại còn gặp ảnh hưởng của hóa chất chống nắng sẽ khiến chúng xảy ra hiện tượng tẩy trắng – Coral Bleaching và chết hàng loạt. 

Phim “Finding Nemo”
Những rạn san hô rực rỡ trong phim “Finding Nemo”

Nên làm gì để lặn biển mà vẫn an toàn cho san hô?

Một khi san hô biến mất: sẽ không còn nơi cư trú cho các sinh vật khác, chuỗi thức ăn bị đứt gãy, chất lượng môi trường biển suy giảm… Toàn bộ hệ sinh thái biển cũng như con người sẽ gặp ảnh hưởng theo (như hiệu ứng domino).

Vậy ta nên làm gì để bảo tồn hệ sinh thái đa dạng này?

Mặc đồ bơi/lặn biển có tác dụng chống tia UV

Đồ bơi có tác dụng chống tia UV được thiết kế đặc biệt để bảo vệ da khỏi tác hại của loại tia này. Đây là hình thức chống tia cực tím tốt hơn so với chỉ dùng kem chống nắng, vì không phải bôi lại sau mỗi vài giờ. Chúng sẽ tiếp tục bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV trong suốt thời gian ở dưới nước. 

Tổ chức Ung thư Da (The Skin Cancer Foundation) khuyến nghị tất cả mọi người nên mặc đồ bơi có chỉ số chống tia cực tím (UPF – Ultraviolet Protection Factor) từ 30 trở lên khi đi bơi/lặn biển. Điều này sẽ giúp bảo vệ da cũng như an toàn hơn cho san hô và sinh thái biển.

Hạn chế xuống nước trong khung thời gian nắng gắt

Gần trưa và đầu giờ chiều luôn là thời điểm bức xạ cực tím mạnh nhất. Nếu lặn biển trong khoảng thời gian này, bạn sẽ đối mặt với lượng UV nhiều hơn và mạnh hơn (do cát phản chiếu 15% lượng UV).

Lượng bức xạ cực tím cao bắt buộc bạn phải bôi lớp chống nắng dày hơn bình thường để da được bảo vệ tối đa. Tuy nhiên, lượng kem càng lớn sẽ càng hòa tan vào biển nhiều hơn. Và như đã nói ở trên, loại kem chống nắng bạn đang sử dụng có thể chứa các hóa chất chống nắng gây hại cho san hô. 

Do đó, bạn không nên xuống nước trong khung thời gian từ 10h – 16h để tránh da bị tổn thương nặng bởi chỉ số UV quá cao. Việc này cũng sẽ hạn chế được các hoạt động gây ảnh hưởng gián tiếp đến sinh thái biển.

Bãi biển có thể phản chiếu lượng UV rất cao
Không nên lặn biển trong khung thời gian 10h – 16h

Sử dụng kem chống nắng KHÔNG chứa hóa chất gây hại cho san hô

Loại kem chống nắng bạn mang theo để lặn biển có thể quyết định đến sự sống của san hô và các sinh vật biển khác. Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã nêu tên 10 hóa chất chống nắng không nên sử dụng khi đi biển, gồm:

  • Oxybenzone
  • Benzophenone-1
  • Benzophenone-8
  • OD-PABA
  • 4-Methylbenzylidene Camphor
  • 3-Benzylidene Camphor
  • nano-Titanium dioxide
  • nano-Zinc oxide
  • Octinoxate
  • Octocrylene

Tuy nhiên, danh sách này không dừng lại ở Octocrylene mà nó vẫn đang ngày một dài ra. Đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn từ hóa chất chống nắng, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục đánh giá mối đe dọa từ các chất này. 

Trước những ảnh hưởng của kem chống nắng hóa học lên sinh thái biển, nhóm Công tác môi trường (Environmental Working Group – EWG), Hiệp hội huấn luyện viên dưới nước chuyên nghiệp (Professional Association of Underwater Instructors) hay Dịch vụ Quản lý vườn Quốc gia (National Park Service)… đều khuyến nghị sử dụng kem chống nắng vật lý, vì chúng an toàn hơn cho sinh thái biển.

Do đó, cách tốt nhất mà bạn nên làm để bảo vệ san hô là chọn kem chống nắng vật lý (có nhãn Mineral Sunscreen), bảng thành phần đảm bảo KHÔNG chứa bất kỳ chất nào gây hại đến san hô cũng như các sinh vật biển khác.

Bên cạnh những cách trên, bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau khi lặn biển để san hô được khỏe mạnh hơn nhé: 

  • Không chạm vào hoặc để cơ thể tiếp xúc với san hô. 
  • Chú ý cố định các thiết bị lặn chắc chắn để tránh va đập vào san hô.
  • Không làm ô nhiễm nước.
  • Không phá vỡ hoặc mang bất kỳ mảnh san hô nào về nhà.
Kem chống nắng Badger
Kem chống nắng Badger được nhiều tổ chức khuyến nghị sử dụng vì an toàn với sức khỏe và thân thiện với san hô

Không quá khó để bảo vệ san hô và hệ sinh thái biển đúng không nào? Đừng quên Badger còn nhiều bài viết khác về Chống nắng và Biển, ghé xem ngay bạn nhé. 


Nguồn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *