fbpx

So sánh kem và dầu dưỡng da – Loại nào mang nhiều ưu điểm hơn?

So sánh kem và dầu dưỡng da - Loại nào mang nhiều ưu điểm hơn?

Kem và dầu dưỡng da là những sản phẩm không thể thiếu trong trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Mỗi loại đều có ưu, khuyết điểm riêng, nhưng nếu phải đưa ra sự lựa chọn thì loại nào mang lại hiệu quả tối ưu hơn?

Điểm khác nhau giữa kem và dầu dưỡng da

Cùng mang khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng làn da, tuy nhiên giữa kem và dầu dưỡng có một số điểm khác nhau mà có thể bạn chưa biết.  

Kem dưỡng da là gì?

Về cơ bản, kem dưỡng là sản phẩm chăm sóc da được kết hợp từ nước, dầu và một số thành phần bổ trợ khác, trong đó nước chiếm hàm lượng lớn nhất. Nước và dầu không hòa tan vào nhau, sau thời gian dài sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng tách nước.

Do đó, các nhà sản xuất thường cho thêm một số chất tổng hợp vào kem như: chất bảo quản, chất nhũ hóa để ngăn tình trạng trên xảy ra, giúp thời gian của sản phẩm được kéo dài. Khi thoa, kem dễ dàng tán đều và thấm nhanh trên da, mang theo các hoạt chất nuôi dưỡng da khỏe đẹp.

Kem dưỡng dễ dàng tán đều và thấm nhanh trên da, giúp nuôi dưỡng da khỏe đẹp
Kem dưỡng dễ dàng tán đều và thấm nhanh trên da, giúp nuôi dưỡng da khỏe đẹp

Dầu dưỡng da là gì?

Dầu dưỡng cũng là một sản phẩm chăm sóc da giống kem, nhưng thay vì có kết cấu hơi đặc thì dầu dưỡng lỏng hơn và chỉ sánh nhẹ.

Trong dầu không chứa nước (thậm chí dầu dưỡng thiên nhiên cũng không chứa chất tổng hợp), mà thành phần chủ yếu là dầu thực vật kết hợp với các thành phần bổ trợ (vitamin, tinh dầu). Dưỡng chất sẽ theo dầu thấm sâu vào những lớp da bên dưới, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ hàng rào da khỏe mạnh. 

Dầu dưỡng da có thành phần chủ yếu là dầu thực vật kết hợp với các thành phần bổ trợ
Dầu dưỡng da có thành phần chủ yếu là dầu thực vật kết hợp với các thành phần bổ trợ

So sánh ưu – khuyết điểm giữa kem và dầu dưỡng da

Dầu dưỡng

Kem dưỡng

Ưu điểm

  • Khả năng thẩm thấu tốt, đưa dưỡng chất thấm sâu vào các lớp da bên dưới.
  • Giảm rủi ro kích ứng.
  • Dùng được lâu.
Ưu điểm

  • Dễ tán đều trên vùng da rộng.
  • Kết cấu nhẹ, thấm nhanh.
Khuyết điểm

  • Giá thành cao.
  • Một số người mới có thể e dè khi dùng dầu.
Khuyết điểm

  • Thành phần chứa các chất tổng hợp.
  • Một số kem dưỡng chứa silicone có thể gây vón cục cho lớp dưỡng/ lớp trang điểm tiếp theo.
  • Dưỡng chất có thể khó thẩm thấu vào các lớp da bên dưới.

Cùng Vitabox đi sâu hơn về những ưu, khuyết điểm của kem và dầu dưỡng dưới đây nhé.

Ưu điểm của dầu dưỡng da

  • Khả năng thẩm thấu tốt, đưa dưỡng chất thấm sâu vào các lớp da bên dưới: dầu dưỡng dễ dàng thấm qua lớp dầu tự nhiên trên da. Các phân tử dầu sẽ đưa dưỡng chất thâm nhập sâu xuống các tầng da bên dưới mà không bị chặn lại. Từ đó, da sẽ nhận được nhiều dưỡng chất hơn, phát huy hiệu quả chăm da tối đa.
  • Giảm rủi ro kích ứng: thành phần chủ yếu của dầu dưỡng là dầu thực vật, không chứa nước nên không cần dùng chất nhũ hóa. Tự thân dầu cũng có thời gian bảo quản lâu (tùy loại dầu có thể để được từ 2 – 3 năm). Do đó, dầu dưỡng không cần dùng chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Điều này giúp hạn chế tối đa các rủi ro kích ứng da từ những chất tổng hợp.
  • Dùng được lâu: dầu dưỡng không sử dụng các chất làm đầy như nước hoặc silicone, nên không bị bay hơi khi tiếp xúc với không khí. Khi thoa lên da, dầu vẫn giữ nguyên thể tích nên chỉ cần một lượng nhỏ khoảng vài ba giọt là đủ để dầu thấm đều và đạt được hiệu quả dưỡng da. Ví dụ cùng một thể tích 30ml, dầu dưỡng có thể dùng từ 2 – 4 tháng cho vùng mặt. Nhưng với những sản phẩm gốc nước thì chỉ khoảng 1 – 2 tháng là hết một tuýp 30ml. 

Khuyết điểm của dầu dưỡng da

  • Giá thành cao: do thành phần không chứa chất làm đầy mà chủ yếu là dầu nguyên chất, một số loại dầu còn được ép lạnh từ các thực vật quý, được chứng nhận hữu cơ. Nên dầu dưỡng so với kem thường có giá cao hơn khi cùng một lượng dung tích.
  • Một số người mới có thể e dè khi dùng dầu: những người mới tập skincare hoặc mới biết tới dầu dưỡng da thường phân vân trong việc dùng dầu. Họ hay hiểu lầm dầu dưỡng sẽ làm tăng lượng dầu trên da, khiến da trông bóng nhờn. Số khác lại nghĩ dầu sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện hình thành mụn. 
Một trong những ưu điểm của dầu dưỡng là giảm rủi ro kích ứng
Một trong những ưu điểm của dầu dưỡng là giảm rủi ro kích ứng

Ưu điểm của kem dưỡng da

  • Dễ tán đều trên vùng da rộng: hàm lượng nước trong kem cao, nên kem thấm vào da nhanh chóng và ít khi để lại cảm giác bết dính. Nhờ khả năng này, kem dưỡng có thể dùng dễ dàng trên nhiều vùng da rộng khác nhau như: mặt, tay, chân, lưng.
  • Kết cấu nhẹ, thấm nhanh: kem dưỡng có kết cấu nhẹ do chứa ít dầu, thành phần nước chiếm lượng lớn, giúp kem thấm nhanh, cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết.

Khuyết điểm của kem dưỡng da

  • Thành phần chứa các chất tổng hợp: vì dầu và nước không hòa tan lẫn nhau, nên sau thời gian dài kem dễ bị tách nước. Các hoạt chất trong kem cũng dễ bị bay hơi hoặc oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Do đó, kem dưỡng thường được thêm chất bảo quản, nhũ hóa, hương liệu để hạn chế tình trạng tách nước và kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Nhưng những chất này lại có khả năng gây kích ứng da.
  • Một số kem dưỡng chứa silicone có thể gây vón cục cho lớp dưỡng/ lớp trang điểm tiếp theo: một trong những nguyên nhân gây vón cục trên da là do silicone ở kem dưỡng. Thông thường, silicone không thấm sâu xuống da mà chỉ nằm ở bề mặt, tạo một lớp màng lấp đầy các lỗ chân lông và nếp nhăn. Lớp màng này khiến lớp trang điểm hoặc lớp dưỡng tiếp theo không thấm vào da, làm cho da dày lên. Khi ta xoa tay lên da sẽ gây ra tình trạng vón cục, xuất hiện những hạt li ti.
  • Dưỡng chất có thể khó thẩm thấu vào các lớp da bên dưới: kem dưỡng có thành phần chủ yếu là nước, hòa tan cùng dầu và các hoạt chất khác. Trong khi lớp ngoài cùng của da là lớp biểu bì chống thấm nước. Lúc thoa lên da, lớp biểu bì giữ lại hầu hết các dưỡng chất có trong kem dưỡng. Các dưỡng chất này không thấm sâu được xuống lớp da bên dưới nên khó phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, cảm giác kem thấm nhanh khi thoa thực chất là do phân tử nước bốc hơi đi hết.

>> Tham khảo thêm: Dưỡng ẩm da mặt, nên dùng dầu (face oil) hay sáp (face balm)?

Kem dưỡng có thể dùng dễ dàng trên nhiều vùng da rộng khác nhau
Kem dưỡng có thể dùng dễ dàng trên nhiều vùng da rộng khác nhau

Từ những ưu và khuyết điểm trên, nếu tìm đáp án cho câu hỏi “Giữa kem và dầu, sản phẩm nào tốt hơn cho da?”, có lẽ bạn sẽ phải thất vọng. Vì mỗi sản phẩm đều phát huy những ưu điểm riêng biệt, trên thực tế không có sản phẩm nào tốt hơn, mà chỉ có phù hợp hơn.

Nếu bạn thích cảm giác thấm nhanh thì kem dưỡng là một lựa chọn phù hợp. Hoặc bạn thích một quy trình skincare đơn giản, nên dùng dầu. Nếu type da của bạn thuộc loại nhạy cảm, dầu dưỡng da sẽ chiếm lợi thế hơn. Dù bạn chọn kem hay dầu, hãy luôn chú ý đến cách sử dụng để giúp da được hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *