fbpx

Bị nám da khi mang thai – Mẹ dùng gì để ngừa nám an toàn?

Bị nám da khi mang thai - Mẹ dùng gì để ngừa nám an toàn?

Khoảng 50% phụ nữ bị nám da khi mang thai¹. Mặc dù đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại gây tác động lớn đến mặt thẩm mỹ. Nếu không biết cách chăm sóc cũng như không để ý chăm sóc từ sớm, nám sẽ phát triển nhiều hơn. Vậy, mẹ nên làm gì và nên dùng gì để ngừa nám an toàn?

Nguyên nhân khiến mẹ bị nám da trong thai kỳ

Nám là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ, đặc trưng bởi những mảng nâu xuất hiện chủ yếu ở vùng trán và hai má. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, cơ thể của mẹ sản sinh ra nhiều hormone estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng sinh melanin. Do melanin là sắc tố quyết định màu da, mắt, tóc ở người nên càng nhiều melanin được sản sinh sẽ càng hình thành mảng nâu trên da, hay còn gọi là nám, chloasma và “mặt nạ thai kỳ”. 

Tuy nhiên, có một lưu ý mà mẹ cần nhớ: cho dù có mang thai hay không, nám vẫn có thể xuất hiện nếu không bảo vệ da cẩn thận trước ánh nắng mặt trời.

Bị nám da khi mang thai
Nám da là một hiện tượng sinh lý bình thường

Bị nám khi mang thai sinh xong có hết không?

Nám da có thể mờ dần sau khi mẹ sinh em bé, vì nồng độ hormone đã về lại trạng thái cân bằng, không còn làm tăng sinh melanin. Phải cần một khoảng thời gian dài, có thể từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc, bảo vệ da của mỗi người thì tình trạng này mới biến mất hoàn toàn. Nhưng cũng có trường hợp vết nám sẽ không thể mờ hẳn. Và tất nhiên, nó cũng có thể quay trở lại nếu mẹ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường xuyên.

Với một số trường hợp đã bị nám từ trước, vết nám sau sinh sẽ không mờ đi được và mẹ phải cần đến những biện pháp điều trị chuyên sâu.

Làm thế nào để không bị nám da khi mang thai?

Như đã nói ở trên, nám da trong thai kỳ là do mất cân bằng nội tiết tố và sẽ mờ dần sau khi mẹ sinh bé. Do đó, chỉ có thể khắc phục tình trạng nám chứ hoàn toàn không có cách gọi là “100% không bị nám da khi mang thai”.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ bị nám là bôi kem chống nắng, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể. Vì tia UV sẽ khiến tình trạng nám của mẹ trở nên nghiêm trọng và da cũng dễ tổn thương hơn. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại kem chống nắng như thế nào để an toàn cho sức khỏe cũng như em bé? Đó là:

  • Kem chống nắng thuần vật lý, có Zinc Oxide và Titan Dioxide làm thành phần hoạt động chính (active ingredients). Đây là hai khoáng chất được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – cơ quan chịu trách nhiệm giám sát độ an toàn của kem chống nắng) công nhận an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng. Nên ưu tiên thêm những thành phần không hoạt động (inactive ingredients) từ thiên nhiên như: dầu thực vật, tinh dầu và vitamin E. Để chọn đúng loại chống nắng vật lý, mẹ có thể dựa vào chữ Mineral Sunscreen ở mặt trước bao bì sản phẩm. 
  • Chỉ số chống nắng SPF (Sun Protect Factor) nằm trong khoảng 30 – 50 để da được bảo vệ an toàn trước UVB (như Badger SPF 30 Active).
  • Khả năng bảo vệ phổ rộng (broad spectrum) – bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB có hại. 
  • Khả năng kháng nước đủ lâu (thường là water resistant 40) để mẹ thoải mái trong các hoạt động có tiếp xúc với nước mà không lo trôi kem.
  • Không chọn những kem chống nắng có chất bảo quản (preservative) và hương liệu nhân tạo (fragrance) để tránh gây kích ứng cũng như tạo cảm giác khó chịu cho mẹ. 
  • Không dùng chống nắng dạng xịt vì có thể hít vào phổi, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

>> Tham khảo thêm: Cách chọn kem chống nắng cho mẹ bầu lành tính & hiệu quả

Kem chống nắng thuần vật lý SPF 30 Active - Badger
Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời và dùng kem chống nắng là cách tốt nhất để phòng tránh nám da

Một số lưu ý cần biết khi phòng tránh nám da cho mẹ bầu

  • Không sử dụng kem chống nắng hóa học. Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hóa chất chống nắng, điển hình là Oxybenzone, Avobenzone, Homosalate, Octocrylene được cơ thể hấp thụ ngay chỉ sau một lần sử dụng. Sau khi vào cơ thể, các hóa chất này có thể gây rối loạn nội tiết, thay đổi cấu trúc ADN và gây nên nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Thậm chí, sau vài tuần kể từ lần cuối sử dụng kem chống nắng có chứa các chất trên, chúng vẫn còn tồn tại trong máu, da và có thể tìm thấy ở mẫu sữa mẹ/nước tiểu, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.²
  • Duy trì thói quen thoa kem chống nắng vật lý hàng ngày và thoa lại sau mỗi 2 giờ, sau khi có tiếp xúc với nước hoặc lau khô bằng khăn.
  • Hạn chế ra ngoài trong khung giờ nắng gắt (10h – 16h). Nếu bắt buộc, luôn che chắn cẩn thận với quần áo dài tay có UPF từ 30 trở lên, đội mũ rộng vành, đeo bao tay, mang vớ và kính râm. Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên ở trong bóng râm, chỗ có mái che bất cứ khi nào có thể. 
  • Không nên dùng những sản phẩm trị nám trong thời gian mang thai, vì một số sản phẩm có chứa hydroquinone hoặc tretinoin, có thể ảnh hưởng đến em bé.³

>> Tham khảo thêm: Những thành phần kem chống nắng cần tránh khi mang thai

Một số lưu ý khi phòng tránh nám da cho mẹ bầu
Mẹ bầu cần ưu tiên ở trong chỗ có bóng râm nhiều nhất có thể

Mẹ đừng quên ghé thăm chuyên mục Kem chống nắng của Badger để đọc thêm nhiều bài viết khác về “Mang thai & Chống nắng” nhé. 


Nguồn tham khảo:

(1): Melasma – NCBI 

(2): The trouble with ingredients in sunscreens – EWG’s Guide to Sunscreens 

(3): Skin changes during pregnancy – melasma (chloasma) – Pregnancy Birth Baby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *